Một khối Rubik có 6 mặt: Trắng, Vàng, Đỏ, Cam, Lục, Lam; gồm 26 viên ghép lại với nhau trong đó có:
6 viên tâm: mỗi viên chỉ có 1 mặt màu, dù bạn quay như thế nào đi nữa thì vị trí của các viên này đều không thay đổi. Như vậy, màu của một viên tâm ở một mặt nào đó cũng chính là màu của cả mặt đó.
12 viên cạnh: mỗi viên có 2 mặt màu. Các viên này nằm giữa các cạnh của khối Rubik.
8 viên góc: mỗi viên có 3 mặt màu. Các viên nằm ở các góc của khối Rubik.
Ta luôn có:
Trắng đối diện với Vàng.
Cam đối diện với Đỏ.
Lục đối diện với Lam.
Ký hiệu:
Quy ước tên các mặt của khối Rubik: Chúng ta có 6 mặt, được ký hiệu theo tên viết tắt của các mặt này trong tiếng Anh (để thống nhất các ký hiệu nhằm giúp các bạn có thể xem thêm các cách giải trong nhiều tài liệu khác).
Quy ước các cách xoay của khối Rubik:
Trong công thức, các ký tự R, L, U, D, F, B đại diện cho cách quay Rubik 90 độ theo chiều kim đồng hồ (từ trái qua phải).
Các ký tự có “i” (Ri, Li, Ui, Di, Fi, Bi) đại diện cho cách quay Rubik 90 độ theo chiều ngược lại (ngược chiều kim đồng hồ, từ phải qua trái).
(Một số tài liệu dùng ký hiệu ‘ thay vì dùng i: R’ L’ U’ D’, F’, B’.)
Trong phương pháp này, chúng ta chỉ dùng đến R, L, U, F thuận và nghịch, không dùng đến D và B.
Quy ước về chiều của khối Rubik trong các hình của loạt bài:
Một khối Rubik 6 mặt khi đưa vào mặt phẳng (ảnh) chỉ thể hiện rõ tối đa 3 mặt. Trong các hình ảnh của loạt bài này đều được quy ước rằng:
- Mặt bên trái của hinh: tương ứng với mặt trước (F) của Rubik.
- Măt phía trên của hình: tương ứng với mặt trên (U) của Rubik.
- Mặt phía phải của hình: tương ứng với mặt phải (R) của Rubik.
Các hình trong bài viết khi thể hiện vị trí của Rubik đều được đặt theo vị trí như trên. Để thuận tiện, mỗi hình sẽ đều có hệ trục tọa độ bên cạnh để các bạn không bị nhầm hướng.
Các quy ước khác:
Tất cả các mặt trong Rubik đều bình đẳng với nhau. Do đó chọn 1 mặt nào để thực hiện trước đều được. Trong loạt bài này mình chọn bắt đầu với mặt màu Trắng và kết thúc ở mặt màu Vàng. Trong bước 1 mình cũng có đề xuất thứ tự các mặt để thực hiện. Đối với các bạn mới học thì mình khuyên các bạn cứ làm theo. Khi nào rành rồi thì các bạn tự chọn sao cũng được.
Các hình ảnh có các vị trí màu xám nghĩa là màu ở các vị trí đó không cần quan tâm.
Nếu bạn đã nắm rõ các khái niệm thì chúng ta hãy chuyển qua bước 1: tạo chữ thập trắng.
Các bạn có thể xem lại bài viết trước về phương pháp giải Rubik nếu các bạn chưa rõ điều gì.
Tổng hợp link các bài viết về xoay rubik 3×3:
- Tổng quan về khối Rubik và các ký hiệu.
- Bước 1: Tạo chữ thập trắng
- Bước 2: Hoàn thiện tầng 1
- Bước 3: Hoàn thiện tầng 2
- Bước 4: Tạo chữ thập màu vàng
- Bước 5: Đưa các viên của chữ thập màu vàng vào đúng vị trí của nó.
- Bước 6: Đưa các viên góc màu vàng vào đúng vị trí của nó
- Bước 7: Hoàn thiện khối Rubik
Lời giải thích khó hiểu đối với người mới học như tôi
Tôi mới chơi nhưng tôi vẫn hiểu